Ponzi- Mô Hình Lừa Đảo Làm Tan Cửa Nát Nhà!

Có lẽ khi nghe đến Ponzi bạn không biết nó là cái gì cả, đằng sau tên gọi mang tính kỹ thuật như thế lại là một mô hình lừa đảo trắng trợn và kinh khủng nhất từ trước đến giờ. Ponzi- Mô hình lừa đảo làm tan cửa nát nhà, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại sao lại như thế nhé!

Contents

I. Mô Hình Ponzi là gì?

Mô hình Ponzi hay Ponzi  được hiểu đơn giản là một hình thức lừa đảo có đầu tư, tức là người đến sau sẽ cho người đến trước vay tiền, các khoản vay sẽ được quảng cáo rằng sẽ có lãi suất cao- cao hơn rất nhiều hình thức đầu tư khác. Bên cạnh đó những người “cò mồi” người giới thiệu thêm người khác vào hệ thống sẽ có được tiền gọi là tiền hoa hồng nhưng thực tế không nhận lại được gì cả.

Mô hình Ponzi

Nghe rất hấp dẫn phải không nào chính vì vậy đã có rất nhiều người tham gia vào hệ thống này.

II. Lịch Sử Ra Đời của Ponzi

Cha đẻ của mô hình Ponzi

Ponzi thực chất được lấy tên từ người sáng lập ra nó ông Charles Ponzi một nhân vật không có gì xuất sắc chỉ đơn giản là một người  có quốc tịch Ý. Charles Ponzi được coi là “ông tổ của ngành lừa đảo” sáng chế ra mô hình năm 1920.

Charles Ponzi sang nước Mỹ để tìm kiếm việc làm nhưng ông không làm được việc gì thậm chí còn vào tù ra tội nhiều lần. May mắn vào năm 1920, ông đã phát hiện ra phiếu IRC– một loại tem thư miễn phí nhưng có giá trị ở mỗi quốc gia là khác nhau nhờ vào việc này Ponzi đã thoát khỏi cảnh nghèo khó trở thành kẻ giàu sang bậc nhất.

Ban đầu ông mở một công ty chứng khoán và huy động vốn với mức lãi suất rất hấp dẫn lãi suất 50% trong vòng 100 ngày100% trong 90 ngày nghe rất hấp dẫn và mọi người thấy ông thành công trong lĩnh vực tem phiếu nên đã đầu tư vào từ vốn chỉ với 2,5 nghìn USD ông đã lừa đảo lên đến 15 triệu USD.

Sau đó nó cũng đã sụp đổ vì cuộc điều tra của cảnh sát vì nhiều người tố cáo không nhận được lãi suất nào.

II. Cách Thức Hoạt Động của Mô Hình Ponzi

Để mô hình này có thể hoạt động đương nhiên chúng ta sẽ phải có một tổ chức hay một cá nhân đứng đầu uy tín để huy động vốn đầu tư, để tạo được sự uy tín họ sẽ khuyên nên đầu tư vào cổ phiếu, tiền điện tử , ngoại hối hay một số hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận khiến người nghe cảm thấy tin tưởng.

Sử dụng tiền của người đến sau trả cho người đến trước, sẽ xoay vòng vốn liên tục như thế và trở thành một mô hình Ponzi hoàn hảo.

Cách thức hoạt động của mô hình Ponzi tương tự mô hình Kim tự tháp

Chúng ta nghe đến hình thức hoạt động này có lẽ sẽ liên tưởng đến mô hình đa cấp lừa đảo nó cũng hoạt động tương tự như thế. Cũng là những kẻ đứng đầu sẽ được lợi càng nhiều người tham gia vào hệ thống thì người đứng đầu lợi nhuận sẽ càng nhiều, những người ít lợi nhuận sẽ là những người ở dưới cùng.

III. Dấu Hiệu Nhận Biết Mô Hình Ponzi

Có lẽ đọc xong cách thức hoạt động của mô hình Ponzi chúng ta sẽ phần nào nhận ra được dấu hiệu để nhận biết mô hình lừa đảo này

  • Hình thức marketing quảng cáo cam kết lợi nhuận cao không mang rủi ro khi đầu tư đánh vào lòng tham của những người thiếu hiểu biết.
  • Các công ty huy động vốn hay các dự án mờ ám không rõ ràng, minh bạch.
  • Những người đi thuyết phục tham gia vào hệ thống thường hay đánh bóng tên tuổi và cách nói chuyện của họ nghe rất thuyết phục.
Những người thuyết phục vào Ponzi rất “bóng bẩy”
  • Khách hàng không được xem các giấy tờ về các hợp đồng đầu tư của họ
  • Tạo nhiều khó khăn khi rút tiền khỏi hệ thống.

Các vụ lừa đảo Ponzi chấn động Việt Nam và thế giới

Không chỉ duy nhất mô hình Ponzi do ông Charles Ponzi là mô hình lừa đảo duy nhất từ mô hình này sau đây là các vụ Ponzi chấn động:

  • Allen Stanford: Stanford từng là một trong tỷ phú nổi tiếng của Mỹ nhưng ông đã bị bắt vào năm 2009 vì kinh doanh theo kiểu “mô hình Ponzi” đã thu hút hơn 50.000 khách hàng ở 131 quốc gia khác nhau.
  • Vụ lừa đảo ở Albania: năm 1997 vụ lừa đảo Ponzi ở Albania đổ bể khiến cho đất nước này rơi vào khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, đồng thời là nguồn cơn của cuộc nổi dậy lật đổ chính phủ khiến 2.000 người thiệt mạng.
Vụ lừa đảo đã khiến Albania nổ ra cuộc tấn công lật đổ chính quyền
  • Bernie Madoff ( Mỹ): Vụ lừa đảo Ponzi  này có giá trị lên tới 50 tỷ USD lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nạn nhân của Madoff bao gồm cả những nhân vật nổi tiếng như Elie Wiesel, những tỷ phú triệu phú nổi tiếng, có cả ngân hàng anh HSBC,…
  • Ding Ning- Trung Quốc: Vụ lừa đảo này được coi là vụ lừa đảo Ponzi rúng động mạng Trung Quốc với gần 7,6 tỷ USD từ hơn 900.000 nhà đầu tư.
  • MB24( Việt Nam): Đây là vụ lừa đảo Ponzi được “trá hình” bởi giao dịch trên trang web muaban24.vn với lợi nhuận hơn 630 tỷ đồng.
Nguyên 4 giám đốc của mô hình lừa đảo mang tên MB24 bị bắt và xử tội
  • Alibaba Việt Nam: Alibaba đã sử dụng mô hình Ponzi để lừa đảo huy động hơn 2.500 tỷ đồng trong lĩnh vực bất động sản.
Công ty bất động sản Alibaba và những dự án “ma” khiến nhiều người tan nát nhà cửa

IV. Cách Phòng Tránh Cạm Bẫy Ponzi

Muốn phòng tránh cạm bẫy của Ponzi bạn nên biết rằng “ Tiền không bao giờ là dễ kiếm thế nên miếng mồi ngon không tự dưng đến với bạn đâu ”, lúc nào cũng phải tỉnh táo trước các mối quan hệ những dự án làm ăn đầu tư không rõ ràng.

Đừng quá tin người diện mạo bên ngoài không nói lên được gì hết bạn nên tin vào những giấy tờ thì khả thi hơn.

Đừng nên tin người quá mức không có gì là dễ dàng cả!

Nói tóm lại là phải “ tỉnh táo” nhé. Mất tỉnh táo tình huống nào cũng được nhưng đụng tới tiền của mình thì không nên!

Trên đây chúng tôi đã cho các bạn hiểu “Ponzi- Mô hình lừa đảo làm tan cửa nát nhà” nó hoạt động như thế nào để các bạn có thể phòng tránh. Hãy tỉnh táo lên nhé, chúc các bạn có một kế hoạch đầu tư thật sáng suốt!